Để đảm bảo thông suốt mạng VinaPhone trong thời gian Tết Bính Thân, VNPT VinaPhone đã đồng bộ rất nhiều phương án, củng cố và mở rộng vùng phủ sóng VinaPhone, triển khai các giải pháp chống nghẽn lưu lượng thoại, dịch vụ 3G, tin nhắn SMS cục bộ tại các khu vực trọng điểm, triển khai các phương án tối ưu hóa, kiểm tra an toàn, an ninh thiết bị, đảm bảo dự phòng 1+1; đồng thời, lên phương án đảm bảo an toàn đối với các vị trí sung yếu, hoặc chưa đảm bảo yêu cầu dự phòng nóng.

 

VNPT VinaPhone đã lắp đặt thêm khoảng gần 11.000 trạm thu phát sóng nodeB 3G để đảm bảo nhu cầu liên lạc, kết nối dữ liệu 3G. Ngoài ra, VNPT VinaPhone còn thực hiện tối ưu trạm phát sóng, nâng cấp phần mềm và phương án ứng cứu cơ động tại các điểm dự kiến tập trung đông người, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin di động tăng đột biến trong dịp Tết Nguyên đán.

Về nhân lực, đã bố trí cán bộ trực điều hành 24/24 sẵn sàng phục vụ khách hàng  ở mức độ cao nhất, đảm bảo lưu lượng thông suốt thông tin tại các địa điểm diễn ra lễ hội, hội chợ, bắn pháo hoa… Nhiều lượt xe lưu động chuyên dụng đã được bố trí: Hà nội luôn có tối thiểu 02 xe lưu động túc trực tại điểm bắn pháo hoa (mỗi xe được trang bị khả năng phát sóng tương đương với một trạm 2G và một trạm 3G); tại Đà nẵng luôn sẵn sàng 02 xe lưu động tại các điểm bắn pháo hoa dọc theo 2 bờ sông Hàn, khu vực quận Nhất TP Hồ Chí Minh cũng có ít nhất 3 xe lưu động.

Tết Nguyên đán cũng là dịp dung lượng data sử dụng nhiều, tăng đột biến. VNPT VinaPhone đã chuẩn bị các phương án để nâng cao chất lượng dịch vụ 3G như mở rộng băng thông Data, nâng cấp cấu hình, tăng công suất cho các trạm 3G để tăng dung lượng và mở rộng vùng phủ sóng, thực hiện phát sóng trên băng tần 900MHz cho các trạm 3G khu vực ngoại thành và một số tỉnh lân cận... Tại các Tỉnh/Thành phố, khu vực trọng điểm, các trạm 3G được nâng cấp công nghệ DC-HSDPA để hỗ trợ truy cập tốc độ download tới 42 Mbps.

Phần kết nối Internet Quốc tế gấp rút mở thêm tới 170 Gbps theo cả hướng cáp quang trên đất  liền và cáp quang trên biển để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng trong thời gian Tết Nguyên đán. Mạng truyền dẫn đường trục Bắc-Nam cũng được mở rộng dung lượng thêm tới gần 400 Gbps trong thời gian qua.

Như vậy, toàn bộ công tác triển khai, kiểm tra toàn diện về an toàn, an ninh mạng lưới, bảo dưỡng hệ thống VNPT VinaPhone đã hoàn thành theo kế hoạch. Tính tới thời điểm hiện tại, VNPT VinaPhone đã chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ nhu cầu của hàng chục triệu thuê bao trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016.

 

 

Vùng phủ 3G rộng nhất

Tại Hội nghị Triển khai Kế hoạch năm 2016 của Tập đoàn VNPT ngày 24/12, Tổng Giám đốc VNPT Phạm Đức Long cho rằng, trong năm 2015, mạng lưới viễn thông của VNPT tiếp tục được duy trì an toàn, ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc; đảm bảo thông tin thông suốt phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai....

Để nâng cao năng lực và chất lượng mạng, tăng khả năng cạnh tranh, trong năm 2015 VNPT đã tập trung mở rộng vùng phủ sóng di động khi lắp đặt thêm khoảng 11.000 trạm 3G, trong đó hơn 7.000 trạm là 3G tần số 900 Mhz. Với quy mô này, hiện Vinaphone là mạng Di động duy nhất triển khai thành công công nghệ 3G tần số 900 Mhz diện rộng, tới tất cả 63 tỉnh/ thành phố, là mạng di động có vùng phủ sóng 3G rộng nhất Việt Nam. Nhờ lợi thế công nghệ 3G 900, vùng phủ sóng 3G toàn mạng Vinaphone tương đương với gần 33.000 trạm 3G 2100 Mhz thông thường, tăng gần 2,5 lần so với cuối năm 2014.

Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT Phạm Đức Long

đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của VNPT trong năm 2016.

Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Phạm Đức Long cũng thẳng thắn nhìn nhận việc mới đạt được mục tiêu mở rộng vùng phủ sóng trong năm 2015. Giờ đây, VNPT cần phải tối ưu lại vùng phủ, xem xét lại cả di động và băng rộng, xem xét lại những nơi nào đang thừa năng lực mạng lưới, những nơi nào thiếu. Tối ưu lại vùng phủ sóng đã đầu tư để nâng cao hiệu quả nguồn vốn.

Do đó, năm 2016, VNPT sẽ phải tối ưu hơn nữa năng lực vùng phủ vô tuyến, mạng core và mạng truyền tải. VNPT sẽ tập trung nâng cao chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ VinaPhone, phấn đấu đưa VinaPhone trở thành nhà mạng được khách hàng đánh giá có chất lượng tốt nhất năm 2016.

Mặt khác, VNPT cũng sẽ tập trung đầu tư phát triển mạng lưới theo phương án hiện đại hóa, tối ưu năng lực và vùng phủ mạng vô tuyến 2G/3G/4G, mạng Core và truyền tải di động và cung cấp dịch vụ 4G khi được Bộ TT&TT cấp phép. 

Hoàn thiện kênh phân phối để nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng

Song song với việc mở rộng vùng phủ, nâng cao chất lượng dịch vụ, VNPT sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ thống kênh phân phối, điểm bán hàng, đổi mới mạnh mẽ công tác chăm sóc khách hàng để năm 2016 VNPT Vinaphone phải trở thành mạng di động có chất lượng chăm sóc khách hàng tốt nhất.

Thực tế việc này đã được VNPT triển khai ráo riết trong năm 2015. Đầu tiên là việc chia tách kinh doanh và kỹ thuật, điều chuyển gần 2 vạn cán bộ sang các trung tâm kinh doanh, hình thành đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp hướng đến mục tiêu kinh doanh cũng như chăm sóc khách hàng theo hướng Chuyên biệt – Khác biệt- Hiệu quả. Cũng trong năm 2015, sau khi có đội ngũ bán hàng chuyên biệt, hệ thống kênh phân phối đã bước đầu được kiện toàn. Số lượng đại lý, điểm bán lẻ đã được VNPT mở rộng nhanh chóng. Các chính sách để quản lý kênh phân phối cũng được VNPT nhanh chóng hoàn thiện giúp đưa sản phẩm tới tận khách hàng cuối, giảm phân phối qua các khâu trung gian. 

Mục tiêu phấn đấu để VinaPhone trở thành mạng di động được khách hàng đánh giá có chất lượng tốt nhất, chăm sóc khách hàng tốt nhất mà VNPT đặt ra trong năm 2016, được Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đánh giá rất cao. Tuy nhiên, về việc cung cấp dịch vụ 4G, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng, VNPT cần chủ động nghiên cứu, năm bắt cơ hội đầu tư vào kinh doanh có hiệu quả công nghệ 4G ngay từ khi thử nghiệm.

Có thể nói mục tiêu để trở thành số 1 về chất lượng là một mục tiêu hết sức thách thức mà VNPT đã đề ra cho năm 2016. Giao nhiệm vụ cho Tổng Công ty hạ tầng VNPT – Net và Viễn thông 63 tỉnh thành,Tổng Giám đốc Phạm Đức Long khẳng định, sau khi mở rộng vùng phủ sóng, cùng với hoàn thiện kênh bán hàng năm 2016 VNPT phải  tạo dựng được một mạng di động số 1 về chất lượng trong lòng khách hàng. 

 

nguồn xahoithongtin

Ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT cho biết, VNPT sẽ triển khai 4G nhanh,để cung cấp cho khách hàng chất lượng đường truyền cao nhất, giá trị tốt nhất. Hiện tại TCTY VNPT - VinaPhone sắp thử nghiệm 4G tại Phú Quốc. Tuy nhiên, quy mô thử nghiệm 4G chưa được phía VNPT - VinaPhone tiết lộ.

“Nếu chuyển từ 2G lên 3G là từ thoại lên dữ liệu nên phải làm vùng phủ lại, trong khi chuyển từ 3G lên 4G lại là tăng cường chất lượng cho khách hàng đáp ứng nhu cầu data lớn hơn. Vì vậy, VNPT sẽ quy hoạch lại mạng để triển khai 4G tốt nhất. Mục tiêu của VNPT là cung cấp cho khách hàng dịch vụ hội tụ với giá trị tốt nhất”, ông Phạm Đức Long nói.

Trong Toạ đàm “Việt Nam tiến lên 4G như thế nào” do Câu lạc bộ Nhà báo CNTT Việt Nam tổ chức vào ngày 21/10, nguyên Thứ trưởng Bộ BCVT (nay là Bộ TT&TT) Mai Liêm Trực nhấn mạnh: “ Cơ quan quản lý Nhà nước trung lập về công nghệ, không nên can thiệp về công nghệ. Theo Hiệp định TPP Việt Nam vừa ký thì cơ quan quản lý Nhà nước không nên can thiệp về công nghệ. Nhưng đây đó chúng ta chưa trung lập về công nghệ. Không phải giải thích để 3G hoàn vốn rồi mới cấp phép 4G vì đó là không trung lập về công nghệ. Đó là việc của doanh nghiệp viễn thông. Tất nhiên ở ta phần lớn là doanh nghiệp Nhà nước nên có lo lắng đấy”.

“Đến giờ mới cấp phép 4G là chậm. Đáng lý các nước cấp phép 2-3 năm sau đó doanh nghiệp chuẩn bị trước mọi yếu tố để triển khai 4G. Các doanh nghiệp viễn thông giờ không biết có cấp phép hay không, nhất là công ty tư nhân nên không dám đầu tư. Nếu có băng tần thì sớm cấp phép 4G để doanh nghiệp viễn thông chuẩn bị chứ không nên đợi đến 2016. Việc này ta đã chuẩn bị nhiều năm rồi. Không khéo chờ rồi 5G đến, chúng ta lại ngồi chờ tiếp”, ông Mai Liêm Trực nói.

Ông Mai Liêm Trực cũng dẫn giải tiếp xã hội đã có nhu cầu về 4G vì hiện giờ 3G còn chậm. Nếu cứ chờ mọi người đều có thể sử dụng dịch vụ dữ liệu tốc độ cao mà chưa có khả năng trả thì không biết đợi đến bao giờ mới triển khai được 4G. Nếu cấp phép trước, nhà mạng nào làm được trước thì cứ làm, có lợi cho người tiêu dùng và thị trường, nhà mạng cũng chủ động khi triển khai mạng lưới công nghệ mới.

Theo thông tin từ Cục Viễn thông, Bộ TT&TT, đến thời điểm hiện nay FPT, CMC, VTC không xin thử nghiệm 4G mà chỉ có Viettel, MobiFone và VNPT xin thử nghiệm. Ông Trần Tuấn Anh, i doanh nghiệp triển khai tối đa tại 3 tỉnh trên toàn quốc, thử nghiệm trên băng tần 1800, băng tần 2300, 2600, từ đó xem xét khả năng cung cấp dịch vụ 4G có thể trongTrưởng phòng Cấp phép quy hoạch của Cục Viễn thông cho hay mỗ năm 2016 hoặc có thể năm 2017. Trên cơ sở đánh giá kết quả thử nghiệm, Bộ sẽ xem xét đánh giá mô hình hiệu quả kinh doanh cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội thì mới chính thức cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông theo đúng quy định.

Sau khi 3G đã trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc gia và 4G cũng đã ra mắt tại gần 150 quốc gia nhưng cơn khát băng thông cho các dịch vụ nội dung số chất lượng cao có vẻ như vẫn chưa dừng lại khi gần đây nhiều nhà mạng công bố nghiên cứu, thử nghiệm và sẵn sàng đón nhận chuẩn 5G.

Nhiều nhà mạng đã sẵn sàng cho cuộc đua tiến lên 5G.

5G là gì?

Về cơ bản, “G” trong 2G, 3G, 4G và 5G là viết tắt của từ “Generation” (được hiểu là thế hệ). Như vậy 5G sẽ là thế hệ công nghệ mạng vô tuyến thứ 5.

Hiện tại, vẫn chưa có chuẩn chính thức nào để xác định mạng nào đủ khả năng trở thành 5G. Tuy nhiên, theo Chủ tịch nhà mạng AT&T (Mỹ), ông Bill Smith, định nghĩa chuẩn đầu tiên về 5G sẽ được công bố vào năm 2018 và những tiêu chuẩn mang tính toàn cầu sẽ được Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) - một chi nhánh của Liên Hợp Quốc thống nhất vào 1 năm sau đó. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các dự đoán về 5G và những gì liên quan tới tốc độ tải dữ liệu của nó, nhờ vào những dự án 5G mà các công ty công nghệ và nhà mạng đang thử nghiệm.

Dựa vào những công bố kết quả thử nghiệm ban đầu, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào một tương lai với hàng loạt thay đổi đi kèm 5G như các thiết bị không chỉ được kết nối với tốc độ nhanh hơn mà còn thông minh hơn để đáp ứng cho việc truy xuất dữ liệu tốc độ cao với tiêu chuẩn mạng 5G.

 

Mạng 5G sẽ nhanh như thế nào?

Mạng 5G chuẩn có khả năng đạt tốc độ nhanh gấp 40 lần so với mạng 4G. Điều này có nghĩa để stream một video “3D8K” hoặc tải về một bộ phim 3D chỉ mất khoảng 6 giây thay vì phải chờ đến 6 phú trên mạng 4G.

 

Tuy nhiên, sự so sánh này được đưa ra nhờ những thử nghiệm khoa học còn tốc độ của mạng 5G ngoài đời thực sẽ nhanh, nhưng không "khủng khiếp" vậy.

Nokia, một trong những player lớn nhất trong cuộc đua 5G tin rằng công nghệ 5G sẽ cho phép tốc độ thực vào khoảng 100 MB/giây khi lưu lượng mạng đạt mức cao nhất, tức là nhanh gấp 4 lần tốc độ tối đa của mạng 4G. Từ đó có thể hỗ trợ khoảng 10 nghìn người sử dụng cùng một lúc.

Một ưu điểm nổi bật khác của 5G là sẽ có độ trễ cực thấp. Nhờ đó làm giảm đáng kể thời gian phải chờ đợi để tải về thiết bị nội dung mà người dùng mong muốn. Thời điểm 5G thịnh hành, chắc chắn sẽ có những trang web siêu tốc, bấm vào là hiện ra ngay hoặc ứng dụng video call sẽ hiển thị hình ảnh dạng HD rõ nét mà không bị hiện tượng “đứng hình” hoặc hình ảnh mờ nhòe.

 

5G sẽ hoạt động ở băng tần nào?

Trong khi phần lớn các hệ thống mạng viễn thông hiện nay đều hoạt động ở dãy tần số từ 700 đến 3.500 MHz thì có nhiều thử nghiệm 5G được triển khai trên những tần số siêu cao như tần số 73.000 MHz.

Những lợi thế của tần số cao là tốc độ truyền dữ liệu sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, điểm yếu là khoảng cách truyền dữ liệu sẽ bị thu hẹp, đồng nghĩa với việc phải xây dựng nhiều trạm phát sóng 5G hơn. Thậm chí người ta còn ước tính rằng sẽ có hàng nghìn đến hàng triệu mini cell hoặc small cell cần được lắp đặt trong mỗi tòa nhà để có thể đảm bảo mỗi hộ gia đình hoặc mỗi phòng có sóng 5G.

Đây cũng là lý do giải thích tại sao 5G chỉ là giải pháp bổ sung cho 4G mà thôi. Tại những tòa nhà hay những khu vực đông người, sử dụng 5G sẽ giúp cải thiện tốc độ tải dữ liệu, trong khi đó, ở những vùng xa xôi hẻo lánh, 4G dường như là lựa chọn duy nhất.

 

Khi nào 5G sẽ trở thành hiện thực?

Không ai có thể dám chắc chắn rằng khi nào mới có mạng 5G. Trong một bản cam kết riêng, rất có thể mạng 5G sẽ được thí nghiệm đầu tiên tại Hàn Quốc vào thời điểm diễn ra “Thế vận hội mùa đông” năm 2018 và sẽ được đồng loạt triển khai vào năm 2020.

Tuy nhiên, nhà mạng Verizon cho biết họ đang cố gắng nghiên cứu tập trung toàn diện với công nghệ 5G để có thể đưa ra thị trường sớm hơn, dự kiến vào đầu năm 2017.

 

Chi phí để nâng cấp lên và xây mới 5G sẽ là bao nhiêu?

Theo một ước tính của hãng iGR, tại thị trường Mỹ, để nâng cấp số mạng LTE hiện có lên 5G thì các nhà mạng nước này sẽ phải bỏ ra 48 tỷ USD trong vòng 5 năm 2015-2019. Ngoài chi phí nâng cấp, nhà mạng cũng sẽ phải chi tiếp 56 tỷ USD để xây dựng mới mạng 5G giai đoạn 2017-2025. Như vậy tổng chi phí mà Mỹ phải bỏ ra để có hệ thống mạng 5G hoàn chỉnh sẽ là 104 tỷ USD giai đoạn 2015-2025.

 

theo fox6now.com

 

Page 5 of 10
Hotline đăng ký dịch vụ 24/7
whatsapp logo  zalo icon  viber icon  skype icon
whatsapp logo  zalo icon  viber icon  skype icon
0886.00.11.66
  ----------------------------- 

Tổng đài Hỗ Trợ Kỹ Thuật

CSKH - Cước: 18001166

 

Tham gia mạng xã hội VNPT

pinterest logo   youtube logo   Facebook logo   LinkedIn logo   Twitter logo

Chương trình khuyến mãi

Gói Cước Đỉnh D60G Của VinaPhone 2GB Mỗi Ngày 50 Phút Ngoại Mạng 1500 Phút Nội Mạng

vinaphone 088, chon so dep 088, gói cước vinaphone 088, tra sau 088, vinaphone tra sau 088

vinaphone 088, vinaphone tra sau  088, chon so 088, so  dep 088, tra sau 088
vinaphone 088, chon  so 088, so dep 088, vinaphone tra sau 088, kho so 088, chon so  088

 

  1. Xem nhiều
  2. Bài mới
  3. Tags