Admin

Admin

Cẩn thận khi trẻ "trực tuyến" trên tablet

Trong khi truy cập Internet qua smartphone và máy tính bảng không hề an toàn hơn truy cập Internet qua máy tính cá nhân, nhiều bậc phụ huynh chưa quan tâm tới việc giám sát hoạt động truy cập Internet trên thiết bị di động của trẻ.
tre dung tablet, tre dung ipad, can than khi tre dung ipad
 
Theo kết quả nghiên cứu, gần như 1/5 số trẻ em nói rằng chúng bị làm phiền bởi nội dung trên thiết bị di động, gấp 2 lần tỷ lệ này ở người lớn.

Cuộc khảo sát mới đây của hãng thông tấn BBC (Anh) cho thấy nhiều bậc cha, mẹ đang thờ ơ với những mối đe dọa mà trẻ gặp phải khi sử dụng thiết bị di động như máy tính bảng và smartphone. Cuộc khảo sát được tiến hành nhân dịp ngày Safer Internet Day (tạm dịch: Ngày vì một Internet an toàn hơn).

Một cuộc nghiên cứu độc lập khác lại cho thấy hơn 20% các bậc cha mẹ không giám sát xem con cái đang làm gì trên mạng trực tuyến.

90% người lớn tại Anh được hãng tin BBC phỏng vấn nói rằng họ từng đề cập với con cái về an toàn trên mạng Internet khi sử dụng tablet hoặc smartphone, nhưng họ vẫn cho phép trẻ sử dụng thiết bị di động một cách tự do mà không có sự giám sát.

Sự kiểm soát của cha mẹ

Ông Tony Neate, giám đốc điều hành của Get Safe Online, một tổ chức về an toàn trên mạng Internet, nói: “Thật không may, không ai trong chúng ta – dù ở bất kỳ độ tuổi nào – là miễn dịch trước những rắc rối trên mạng Internet. Nếu thiếu các biện pháp kiểm soát như các tính năng bảo mật và các bộ lọc công cụ tìm kiếm, trẻ hầu như chắc chắn sẽ truy cập vào những nội dung không phù hợp cho độ tuổi của chúng, hoặc thậm chí không thích hợp cho bất kỳ độ tuổi nào”.

Cuộc khảo sát của BBC cũng cho thấy thanh thiếu niên tuổi từ 13 tới 16 dễ trở thành nạn nhân của nạn bắt nạt qua mạng Internet hơn trẻ từ 8 tới 12 tuổi. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại nghĩ rằng trẻ càng lớn, chúng càng ít gặp nguy hiểm khi truy cập mạng.

Ông David Emm, một nhà nghiên cứu bảo mật cấp cao của hãng bảo mật Kaspersky Lab nói rằng các bậc cha mẹ có thể rất quan tâm tới những hiểm họa từ việc trẻ truy cập Internet trên máy tính cá nhân, nhưng họ lại quá chủ quan về việc trẻ truy cập mạng qua tablet và smartphone.

Ông Emm nói: “Khi trẻ sử dụng thiết bị di động để lưới web, chúng đang sử dụng cùng một mạng Internet, với những mối đe dọa tương tự. Nhiều người có một quan niệm sai lầm là smartphone và tablet không cần được bảo vệ như PC. Nhưng trong khi có quá nhiều phụ huynh không giám sát hoạt động trên mạng trực tuyến của con trẻ, cách suy nghĩ này cần phải thay đổi”.

Những thiệt hại ngoài tầm kiểm soát

Hiện nay, iPhone và iPad do Apple sản xuất đã có tính năng quản lý dành cho các bậc cha mẹ, cho phép họ thiết lập mật khẩu, ngăn trẻ truy cập một số ứng dụng hoặc website nhất định, hoặc giới hạn nội dung để cho phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Trong khi đó, đa số các mẫu smartphone và máy tính bảng chạy hệ điều hành Android đã cho phép tạo các tài khoản dành riêng cho trẻ em.

50% các bậc phụ huynh tham gia cuộc khảo sát của BBC nói rằng họ có sử dụng tính năng kiểm soát dành cho cha mẹ trên máy tính bảng, trong khi chỉ 40% nói rằng họ tận dụng tính năng tương tự trên smartphone.

Một cuộc khảo sát riêng của Kapersky Lab tiết lộ rằng 18% các bậc phụ huynh từng bị mất tiền hoặc mất dữ liệu lưu trên smartphone hoặc tablet do để con cái sử dụng thiết bị thiếu sự giám sát.

Hoạt động mua hàng bên trong ứng dụng (In-app purchase) mà trẻ thực hiện khi chơi game trên điện thoại là một trong những lý do khiến các bậc phụ huynh mất tiền “oan”. Gần đây, hãng công nghệ Apple đã bị yêu cầu phải trả lại ít nhất 32,5 triệu USD cho các bậc phụ huynh có con vô tình mua sắm vật phẩm trong ứng dụng sau khi thỏa thuận với Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FT).

Theo nghiên cứu về an toàn tiêu dùng trực tuyến của Microsoft, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng cần lưu ý. Nghiên cứu cho thấy 5% khách hàng tại Anh đã từng là nạn nhân của các cuộc tấn công lừa đảo. Trong khi đó, 3% số người được phỏng vấn nói rằng họ từng bị ăn trộm thông tin cá nhân.

Microsoft khuyến cáo người dùng đã cài đặt mã PIN cho điện thoại di động và chọn mật khẩu có độ mạnh cao cho các tài khoản trực tuyến. 

Nội dung được đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 20 ra ngày 14/2/2014

 

Phạm Duyên (Theo BBC)

Từng tuyên bố vượt mặt Facebook, hay sẽ thay thế dịch vụ Yahoo!360 sau khi nó đóng cửa, thế nhưng các mạng xã hội Việt đều suy yếu và phải chuyển đổi sang mô hình khác.

Zing Me của Công ty cổ phần VNG là mạng xã hội Việt đầu tiên tuyên bố cạnh tranh trực tiếp với Facebook tại thị trường trong nước. Và thực tế, có những thời điểm Zing Me đã vượt mặt Facebook về lượng người sử dụng, cụ thể ngày 23/09/2009 mạng xã hội này có 945.000 người dùng, trong khi Facebook lúc đó là 918.000 người. Hay trong tháng 3/2011, số liệu từ Google Ad Planner cũng cho thấy Zing Me đã đạt 6,8 triệu khách truy cập, trong khi đó con số của Facebook là 3,1 triệu khách truy cập. Tuy nhiên, đến năm 2012 Facebook đã vươn lên mạnh mẽ ở thị trường trong nước và đến tháng 12/2012, Vicenzo Cosenza, chuyên gia về chiến lược truyền thông mạng của Ý, đã công bố Bản đồ mạng xã hội toàn cầu (World Map of Social Network) cho thấy, Facebook đã vượt qua Zing Me tại Việt Nam.

 

Zing Me đã có một thời gian vượt qua Facebook ở Việt Nam về lượng người truy cập

Và từ năm 2013 trở đi, Facebook đã tăng trưởng với tốc độ “chóng mặt” tại Việt Nam, trong khi đó Zing Me lại đi xuống liên tục, VNG cũng thừa nhận thất bại trong cuộc cạnh tranh với người khổng lồ này và họ đã chuyển sang tập trung vào cuộc chiến ứng dụng OTT trên di động với sản phẩm Zalo. Zing Me thực tế bây giờ chủ yếu dùng để làm kênh phân phối ứng dụng và game là chính.

Một ông lớn khác cũng làm mạng xã hội để cạnh tranh trực tiếp với Facebook tại Việt Nam, đó chính là VTC với Mạng Việt Nam Go.vn. Đây là một dự án được đầu tư rất lớn, từ kỹ thuật lẫn truyền thông. Khi ra mắt, ông Nguyễn Lâm Thanh, lúc bấy giờ là Trợ lý Tổng giám đốc VTC cho hay, Go.vn được kỳ vọng là mạng hàng đầu của Việt Nam về giáo dục, giải trí, giao tiếp trực tuyến. Đồng thời tuyên bố nếu sau 6 tháng, Go.vn không vượt qua Facebook tại Việt Nam ở số lượng người thì dự án này xem như thất bại.

 

Mạng xã hội Go.vn là một thất bại cay đắng của VTC

Thực tế, điều đó đã xảy ra, Go.vn đã không có những sáng tạo mới để thu hút người dùng trong nước tham gia và đến thời điểm hiện tại nó đã chuyển thành một trang tin tức tổng hợp, một thất bại có phần rất cay đắng cho VTC.

Trong làn sóng mạng xã hội nở rộ ở Việt Nam trước đây, FPT Online cũng không đứng ngoài cuộc chơi, khi họ quyết định tung ra thị trường mạng xã hội Banbe.net. So với Zing Me hay Go.vn, mạng xã hội Banbe.net không truyền thông nhiều bằng và thực tế lượng người tham gia cũng rất hạn chế. Đến thời điểm hiện tại nó đã trở thành nơi phổ biến FPT ID và quảng bá các sản phẩm dịch vụ của FPT Online là chính và gần như đang “đắp chiếu”.

Khi Yahoo!360 đóng cửa, Tamtay.vn của Công ty cổ phần TamTay và Yume.vn của VON là hai dịch vụ mạng xã hội ra đời với tham vọng thay thế cho người khổng lồ này. Thế nhưng, mặc dù đẩy mạnh rất nhiều về truyền thông, tung ra nhiều dịch vụ để thu hút người dùng, các mạng xã hội này vẫn không thể phát triển mạnh lên được và nguyên nhân chính vẫn là do người dùng lúc này đã thay đổi thói quen viết Blog, thay vào đó họ thích các mạng chia sẻ như Facebook là chính.

 

Trên mạng xã hội Tamtay.vn còn có cả game đánh bài

Tamtay.vn hiện tại vẫn được duy trì để làm nền tảng cho nhiều dịch vụ khác của Tamtay, trong đó có cả game “đánh bài” cũng xuất hiện trên mạng xã hội này ở khu vực Games. Còn Yume đã phải chuyển thành dạng trang tin tổng hợp với bài viết từ các thành viên, nhưng cũng không thu hút và cuối cùng VON đã phải bán mạng xã hội này lại cho công ty TNHH MTV Địa Điểm.

Còn rất nhiều mạng xã hội trong nước khác lúc ra đời đều đặt mục tiêu vượt mặt các mạng xã hội lớn của nước ngoài như Facebook, Google+…và kết quả cuối cùng đều không vượt qua được.

Giải thích sự thất bại của các mạng xã hội ở Việt Nam, một chuyên gia trong ngành cho biết, nguyên nhân là do Facebook quá sáng tạo, các mạng xã hội trong nước khi ra đời cũng không chịu nổi kết nối quá mạnh của mạng xã hội này khi nó trở thành một hiệu ứng trên toàn cầu.  Nhưng điểm cốt lõi chính là các mạng xã hội trong nước chỉ toàn bắt chước theo mô hình các mạng xã hội quốc tế, không có sự sáng tạo, cho nên thất bại chính nằm ở ngay sản phẩm. Về chính sách quản lý ở Việt Nam chuyên gia này chia sẻ, đúng là cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của các mạng xã hội trong nước, nhưng nó chỉ là một yếu tố ảnh hưởng rất nhỏ.

Internet là một nơi tuyệt vời. Ở đó, chúng ta có thể liên hệ nhanh chóng với bạn bè. Ở đó, chúng ta có rất nhiều thứ để giải trí như phim, ảnh hài hước, game... Bởi vậy, dễ hiểu chúng ta không muốn rời xa chúng.

Tuy nhiên, khi bạn dành nhiều thời gian trực tuyến, bạn sẽ nhận thấy những thay đổi trong hành vi khi bạn không trực tuyến (offline). Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang dành quá nhiều thời gian cho Internet hoặc nói theo y học là mắc chứng nghiện Internet.

Nếu bạn thấy mình đang mắc phải hầu hết các triệu chứng được liệt kệ trong bài viết này, đã đến lúc tắt máy tính để ra ngoài hít thở không trong lành.

1. Bạn nghe thấy âm báo tin nhắn Facebook Messenger và Yahoo Messenger ngay cả khi không ở gần máy tính.

2. Bạn lúc nào cũng giữ khư khư máy tính cho riêng mình

3. Bạn cảm thấy cần lên mạng ngay cả ở những thời điểm không thích hợp

4. Bạn thường xuyên trò chuyện, bàn luận về những vấn đề đọc được trên Internet

5. Thay vì sử dụng khuôn mặt để biểu hiện cảm xúc, bạn dùng các biểu tượng (emoticons) hoặc ảnh động GIF

6. Bạn chat với mọi người dù đang ngồi cạnh hoặc cùng phòng trong hoàn cảnh bình thường

7. Bạn cảm thấy lo lắng khi phải tới một nơi nào đó không có kết nối Internet

8. Bạn cảm thấy nhẹ nhõm khi rời khỏi nơi không có mạng

9. Bạn tự dưng bật cười, thể hiện cảm xúc khi đang sử dụng Internet

10. Điều đầu tiên bạn làm khi định đến du lịch đâu đó là tìm hiểu tình trạng Wi-Fi

11. Bạn có thể dành cả ngày ngồi trước máy tính

12. Bạn cảm thấy mở điện thoại để cập nhật thông báo mới là nhu cầu cấp thiết

13. Những điều bạn lo lắng nhất là mất điện, hết pin hoặc quên bộ sạc

Ngày 15/01/2013, điểm giao dịch mới của VNPT TP. Hồ Chí Minh tại 80 Cao Lỗ, Phường 4, Quận 8 đã được chính thức khai trương.

Điểm giao dịch Cao Lỗ

Điểm giao dịch mới được xây dựng với thiết kế hiện đại và thân thiện, phục vụ khách hàng địa phương các dịch vụ VT- CNTT như: ĐT cố định, ĐT di động Vinaphone, Internet MegaVNN, Internet cáp quang FiberVNN, MetroNet, MegaWAN, truyền hình IP: My TV, thu cước các dịch vụ viễn thông, bán các loại thẻ điện thoại trả trước, các loại thiết bị đầu cuối và cung cấp các dịch vụ sau lắp đặt.

Thông tin điểm giao dịch

Điểm giao dịch Cao Lỗ

- Địa chỉ: 80 Cao Lỗ, Phường 4, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh,

- ĐT: (08) 38523939        Fax: (08)38506777

- Thời gian làm việc:

  • 7h30 đến 12h00 (Thứ 2 đến Thứ 7)
  • 13h đến 18h (Thứ 2 đến Thứ 6)
  • Chủ nhật, Lễ: Nghỉ
Page 11 of 13
Hotline đăng ký dịch vụ 24/7
whatsapp logo  zalo icon  viber icon  skype icon
whatsapp logo  zalo icon  viber icon  skype icon
0886.00.11.66
  ----------------------------- 

Tổng đài Hỗ Trợ Kỹ Thuật

CSKH - Cước: 18001166

 

Tham gia mạng xã hội VNPT

pinterest logo   youtube logo   Facebook logo   LinkedIn logo   Twitter logo

Chương trình khuyến mãi

Gói Cước Đỉnh D60G Của VinaPhone 2GB Mỗi Ngày 50 Phút Ngoại Mạng 1500 Phút Nội Mạng

vinaphone 088, chon so dep 088, gói cước vinaphone 088, tra sau 088, vinaphone tra sau 088

vinaphone 088, vinaphone tra sau  088, chon so 088, so  dep 088, tra sau 088
vinaphone 088, chon  so 088, so dep 088, vinaphone tra sau 088, kho so 088, chon so  088

 

  1. Xem nhiều
  2. Bài mới
  3. Tags