In trang này

Biện pháp bảo vệ quyền lợi khách hàng sử dụng dịch vụ GTGT của VNPT

Thursday, 08 December 2016 14:22

Chia sẻ

Submit to Facebook Submit to Twitter Submit to LinkedIn Chia sẻ lên Zing Me

Tổng GĐ VNPT - Ông Phạm Đức Long đã chia sẻ tại Hội nghị Giao ban QL nhà nước Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tháng 11/2016 diễn ra vào chiều 6/12 tại Hà Nội về việc triển khai biện pháp bảo vệ quyền lợi cho khách hàng khi dùng dịch vụ GTGT của VNPT

vào Tháng 9/2016 rất nhiều người dùng di động lo lắng khi Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội công bố nhiều thuê bao của các nhà mạng lớn đã bị “móc túi” gần 230,5 tỷ đồng. Trong khoảng từ tháng 01/2013 đến tháng 3/2016, Sam Media cùng với 3 đối tác CP tại Việt Nam đã “móc túi” 93.735 khách hàng của các nhà mạng Viettel, MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile với số tiền lên đến 230,5 tỷ đồng. Nghiệm trọng là các thuê bao không hề hay biết mình đã bị mất tiền.

Trước thông tin trên, lập tức các nhà mạng đã kiên quyết tạm dừng hợp tác với cả 3 đối tác của Sam Media và thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận những phản ánh của các thuê bao về việc “bị” đăng ký các dịch vụ không mong muốn. Vụ việc này là bài học cảnh tỉnh đối với người dùng di động mà còn với chính các nhà mạng trong việc kiểm soát hoạt động hợp tác với các CP.  

Tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tháng 11/2016, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng đã đề nghị Cục Viễn thông và Thanh tra Bộ TT&TT tiếp tục xử lý nếu doanh nghiệp vi phạm. Bộ trưởng trương Minh Tuấn đã chỉ rõ 8 dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực VT mà Cục VT và Thanh tra Bộ TT&TT cần tiếp tục theo dõi và xử lý.

Trong đó có tới 6 dấu hiệu vi phạm liên quan tới cung cấp dịch vụ nội dung như:

- Không có giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng VT di động

- Sử dụng đầu số khi chưa được cơ quan quản lý có thẩm quyền phân bổ

- Không thông báo giá cước dịch vụ giá trị gia tăng để báo cáo cơ quan quản lý nhà nước

- Kích hoạt dịch vụ mà khách hàng không đăng ký trước đó bằng cách tạo ứng dụng hỗ trợ khách hàng để đăng ký dịch vụ hoặc giả lập SMS đăng ký dịch vụ.

- Kích hoạt dịch vụ khi khách hàng chưa xác nhận việc đăng ký dịch vụ

- Việc quản lý, giám sát quảng cáo chưa ngăn chặn được các nhà cung cấp dịch vụ nội dung (CPS) lợi dụng đặt các panel để bẫy khách hàng.

"Trong thời gian tới, Bộ TT&TT tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng", Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh tại Hội nghị.

VNPT triển khai nhiều biện pháp bảo vệ người tiêu dùng

Tổng GĐ VNPT Phạm Đức Long khẳng định “Hiện VNPT đã và đang triển khai đồng loạt 3 giải pháp để bảo vệ khách hàng sử dụng các dịch vụ gia tăng như sau:

- Truyền thông cung cấp thông tin khách hàng

- Truy vấn dịch vụ cước và kiểm tra dịch vụ.

- VNPT thực hiện giám sát chặt chẽ các quy trình khách hàng khi đăng ký dịch vụ đều phải có xác nhận lại, tức là phải qua hai bước mới được coi là kích hoạt dịch vụ chính thức.

Tập đoàn cũng tổ chức đội ngũ để kiểm tra rà soát lại các vi phạm nếu có.

Hiện nay VinaPhone cũng đã thiết lập đường dây nóng qua Tổng đài 9191 để tiếp nhận và xử lý các phản ánh từ khách hàng về việc đăng ký dịch vụ để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

VinaPhone cũng khuyến khích thuê bao nên sử dụng ứng dụng miễn phí "My VinaPhone" để tra cứu thông tin, tình trạng cước, nạp tiền, thanh toán cước, cung cấp danh sách các dịch vụ GTGT hay các tin tức khuyến mại của nhà mạng.

Hiện nay nếu các thuê bao di động VinaPhone đã sử dụng ứng dụng miễn phí My VinaPhone thì hoàn toàn có thể kiểm soát được các vấn đề cước sử dụng, các dịch vụ có đăng kí và không đăng kí… và thông qua ứng dụng này thuê bao có thể nhanh chóng hủy bỏ dịch vụ được kích hoạt sử dụng ngoài ý muốn của mình

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
Xem 14351 lần

Mới nhất từ Nguyễn Hằng

Bài liên quan:

Media

Chia sẻ

Submit to Facebook Submit to Twitter Submit to LinkedIn Chia sẻ lên Zing Me